Áp dụng thành công mô hình nông nghiệp công nghệ cao để thích ứng với biến đổi khí hậu

Áp dụng thành công mô hình nông nghiệp công nghệ cao để thích ứng với biến đổi khí hậu

Thiên tai và biến đổi khí hậu đang tác động ngày càng lớn đến mọi lĩnh vực đời sống của con người trong đó có nông nghiệp. Vì vậy thành phố Hà Nội đã tích cực áp dụng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao để thích ứng mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Áp dụng thành công mô hình nông nghiệp công nghệ cao để thích ứng với biến đổi khí hậu - 1

Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đang là xu hướng cho phát triển bền vững nên đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển. Nhiều năm qua tại Việt Nam, lan Hồ Điệp phát triển rất mạnh, tốc độ phát triển của ngành này ước đạt khoảng 39% mỗi năm.

Đặc biệt dịp tết Nguyễn Đán vừa qua ước đạt khoảng 6-7 triệu cây và ngày càng tăng cao. Nhu cầu lớn là vậy nhưng hiện nay theo thống kê, cả nước chỉ có khoảng vài chục doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành hàng này. Việc sản xuất hoa lan Hồ Điệp còn nhiều khó khăn và hạn chế như chưa chủ động nguồn cây giống, vốn đầu tư lớn, quy trình sản xuất nhỏ lẻ thiếu liên kết. Tuy nhiên trong khó khăn không phải không có điểm sáng, đặc biệt ứng dụng công nghệ cao đang là xu hướng cho phát triển bền vững nên nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư lớn vào ngành công nghiệp này hàng nghìn tỷ đồng. Những năm qua nhạy bén và nắm bắt xu hướng của thị trường, một số doanh nghiệp đã triển khai dự án trồng hoa lan Hồ Điệp với quy mô hàng chục hecta, trong đó có những dự án lớn hơn 30 hecta – lớn nhất châu Á theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Để những bông hoa này có thể nở đúng độ các dịp thị trường có nhu cầu cao như dịp Tết Nguyên Đán, doanh nghiệp thường phải duy trì nhiệt độ 17,5 – 18,5 độ C về đêm và 25 – 26 độ C ban ngày trong các “vườn trồng”. Việc duy trì những khu “vườn trồng” như vậy đòi hỏi quy mô đầu tư ban đầu về hạ tầng kĩ thuật và nguồn cung cấp năng lượng khá lớn. Do dó, các sản phẩm hoa thành phẩm xuất là đạt chất lượng tốt, không bị phụ thuộc vào thời điểm do nhiệt độ hoàn toàn được khống chế trong quá trình trồng sản xuất. Mặc dù khó khăn trong tình hình dịch bệnh ảnh hưởng chung toàn xã hội nhưng nhờ việc đầu tư bài bản nên giá thành thành phẩm bán ra hầu như gia tăng không nhiều, duy trì ở mức độ mà phần đông người dân chấp nhận được, dần dần giành lại vị thế “sân nhà” trên thị trường hoa tại Việt Nam và từng bước chiễm lĩnh xuất khẩu ra thế giới.

Áp dụng thành công mô hình nông nghiệp công nghệ cao để thích ứng với biến đổi khí hậu - 2

Hoa lan chơi Tết không chỉ đơn thuần là nhìn vào cái đẹp mà nó còn thu hút vượng khí, tài khí để mang nhưng điều tốt đẹp nhất cho gia chủ nên việc lựa chọn khá cầu kì. Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao cho ra các sản phẩm chất lượng mong muốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và phát triển kinh tế của vùng. Tuy một số địa phương như Hà Nội đã có những chính sách ưu đãi riêng về quy hoạch đất và vay vốn cho các dự án nông nghiệp, nhưng hiện nay nhìn chung việc tiếp cận còn nhiều khó khăn và cần được khuyến khích hơn nữa.

Mặt khác ảnh hưởng lâu dài của dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, điều đó đã thay đổi phương thức tiêu dùng. Doanh nghiệp cần phải có sự chuyển đổi phù hợp trong tổ chức sản xuất cũng như cơ cấu lại các kênh phân phối kết nối cung cầu. Mặt khác, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, diễn biến khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đòi hỏi ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế chung phải có chiến lược lâu dài để hạn chế thiệt hại. Những mô hình nông nghiệp như phát triển lan Hồ Điệp tại Hà Nội đang là một điểm sáng. Một trong những mục tiêu của thành phố từ nay đến 2025 là tỉ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đạt từ 70% trở lên.

Chương trình “Ứng phó với biến đổi khí hậu” sẽ được phát sóng trên kênh H1 của Đài Phát thành & Truyền hình Hà Nội, mỗi tuần 1 số phát sóng: Phát chính vào lúc 11h00 Thứ 6 hàng tuần – phát lại lúc 13h50 Thứ 4 tuần kế tiếp

Chương trình tuyên truyền sự biến đổi của khí hậu, tác động tiêu cực tới môi trường, tài nguyên, với cuộc sống, trong đó có ngành sản xuất nông nghiệp. Đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng giống, cây trồng, vật nuôi; những giải pháp thích nghi với hạn hán, lũ lụt bất thường; giải pháp phòng chống thiên tai, bảo vệ đê điều… và những chủ trương, chính sách của Nhà nước… Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

Tin Liên Quan