KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY  NHÃN NGỌT

Giá bán: Liên hệ

+ Luôn có khả năng cung cấp số lượng lớn với giá cả hợp lý.

+ Giá chưa bao gồm phí vận chuyển và VAT.

+ Có khả năng cung cấp cây ăn quả trưởng thành từ 1 năm tuổi trở lên - giá trao đổi.

    KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY  NHÃN NGỌT

    I.Đào hố trồng và bón lót 

    + Kích thước hố rộng  50CM*50CM*50CM . Đất xấu cần đào rộng hơn.

    + Bón phân lót cho 1 hố:

    – Bót lót cho mỗi hố 30 – 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 – 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 – 6,5).

    II.HƯỠNG DẪN TRỒNG CÂY ĐẠT TIÊU CHUẨN

    B1: Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều và đặt  xuống hố
    B2.  Sau khi đã có phân  thì phủ thêm  10cm đất thịt 9 đất tơi sốt lên  bề mặt phân  chuồng )
    B3: Đặt cây chính giữa hố và lấp đất

    B4:  Nén chặt đất xung quang cây và cắm cọc cố định cây

    B5: Tưới nước đẫm và pha kích rễ theo tỉ lệ  và tới mỗi cây 1 ca ( tương đương 1 lít nước )

    *III. Chăm sóc sau khi trồng 

      – Tưới nước

    Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây.

    Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.

    Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,… mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.

    – Bón phân:

    – Tỷ lệ và liều lượng phân bón: Để vườn nhãn cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, cần cung cấp một lượng phân bón đầy đủ và với tỷ lệ các chủng loại phân bón phù hợp. Tỷ lệ các loại phân NPK sử dụng cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn là 1:0,5:1 hoặc 1:1:2. Tùy theo độ tuổi, hiện trạng sinh trưởng của cây, sản lượng quả cho thu hoạch của năm trước để xác định liều lượng bón cho thích hợp. Với vườn nhãn nhiều năm tuổi, cứ cho 100kg quả tươi/năm thì có thể bón với lượng phân 2kg N + 1kg P2O5 + 2kg K2O (tương đương với 4,2kg Urê + 5,5kg Supe lân + 4kg Cloruakali).

    – Thời kỳ bón: Có thể phụ thuộc vào độ tuổi của cây mà bón nhiều lần hay ít lần, tốt nhất là chia làm 4 lần bón trong một năm.

    + Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 đến tháng 9. Lần bón này nhằm phục hồi cho cây sau thu hoạch, thúc đẩy cành mùa Thu và coi đây là lần bón cơ bản trong năm. Ở lần này, bón toàn bộ phân chuồng, 80% lượng phân lân, 30% lượng phân đạm và 30% lượng phân kali.

    + Lần 2: Bón vào đầu tháng 2, khi cây phân hóa mầm hoa. Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi lộc Xuân. Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% lượng phân kali.

    + Lần 3: Bón vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 nhằm làm cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và thúc đẩy cành Hè phát triển. Lần bón này chỉ sử dụng 10-20% lượng phân đạm.

    + Lần 4: Bón vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 nhằm bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển. Ở lần bón này, sử dụng toàn bộ lượng phân đạm và phân kali còn lại (20% lượng phân đạm + 40% lượng phân kali).

    Lượng phân bón cho nhãn theo tuổi cây ở thời kỳ mang quả

    Áp dụng cho vườn nhãn cho năng suất quả trung bình)

    Loại phân Lượng phân bón theo tuổi cây (kg/cây/năm)
    Cây 4-6 năm tuổi 7-10 năm tuổi Trên 10 năm tuổi
    Phân chuồng 30-50 50-70 70-100
    Phân urê 0,3-0,5 0,8-1,0 1,2-1,5
    Phân supe lân 0,7-1,0 1,5-1,7 2,0-3,0
    Phân clorua kali 0,5-0,7 1,0-1,2 1,2-2,0

    – Cách bón:

    + Bón phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30-40 cm, sâu 30-35 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Ở lần bón sau khi thu hoạch quả, có thể trộn đều các loại phân vô cơ và bón kết hợp cùng với phân chuồng.

    + Bón phân vô cơ: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

    – Bón phân qua lá: Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây có thể dùng hình thức bón phân qua lá. Ngoài sử dụng Urê 0,2% và Kalihydrophotphat (KH2PO4) 0,2-0,3%, có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng như Bo, Zn bằng phun các dung dịch axit Boric, dung dịch Sunphat kẽm 0,1%. Thời gian phun tốt nhất là trước khi hoa nở để làm tăng tỷ lệ đậu và sau khi đậu quả làm hạn chế rụng quả non.

     

     

     

    – . Tỉa cành, tỉa trái:

     

    Ngay khi cây ở vườn ươm, tạo cho cây có một thân chính và 3 cành hướng về 3 phía. Hàng năm cắt bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh. Loại bớt cành vụ đông, chăm sóc, bảo vệ cành vụ thu và vụ xuân. Khi cây ra quả bói ( ra lứa hoa, quả đầu tiên) cần cắt bỏ cho cây khoẻ.

    + Tỉa cành: Tỉa những cành sâu bệnh để cây thông thoáng nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ. tạo cho cây có một thân chính và 3 cành hướng về 3 phía. Hàng năm cắt bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh. Loại bớt cành vụ đông, chăm sóc, bảo vệ cành vụ thu và vụ xuân.

    + Tỉa trái: Tỉa bớt trái xấu, trái sâu bệnh, trái nhỏ và cả những trái bình thường cho mật độ trái phù hợp với từng cây.

    1. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây nhãn ngọt :

    – Bọ xít: Ngắt các ổ trứng trên lá, diệt bọ xít khi cây có quả non, Phun Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04%; Dipterex 0,015-0,1%, Trebon 0,15-0,2% (Phun 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần vào khoảng cuối tháng 4).
    – Sâu tiện thân nhãn: Phải dùng dao nhọn khoét lỗ sâu có thể dùng gai mây hoặc sợi dây thép ngoáy vào trong lỗ kéo sâu ra hoặc bơm Politrin hay Sumicidin (0,2%) vào trong lỗ sâu, dùng nước vôi đặc quét lên thân cây không cho sâu trưởng thành đẻ trứng.
    – Rệp sáp: Khi thấy rệp xuất hiện nên dùng Sherpa; Trebon hoặc Actara phun đều lên tán chủ yếu vào các chùm hoa, quả.
    – Dơi: Bó các chùm nhãn trong giấy cứng, bao cói, mo cau, túi PE để bảo vệ quả.
    – Rầy hại hoa: Dipterex 0,2% và Trebon 10 ND 0,15 – 0,2%.
    – Dòi đục cành hoa: Phun bằng Monitor 0,2%, Trebon 0,15%.
    – Bệnh sương mai (mốc sương): Phun Bordeau 1% hoặc Ridomil – MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1%, hoặc hỗn hợp Ridomil – MZ 0,2% + Anvil 0,2%. Phun 2 lần (lần 1: khi cây ra giò; lần 2: khi giò hoa nở 5-7 ngày).
    – Bệnh vàng lá chết đứng do các nguyên nhân: Do nấm hại rễ; Do trồng quá sâu; Do mất cân bằng dinh dưỡng vì bón quá nhiều đạm. Cần phải bón cân đối đạm, lân, kali.
    + Xỉ than. Nếu trồng sâu cần cào bới đất ra. Nếu do nấm thì dùng BenlatC hoặc Rizocid lượng dùng 8-10 lít thuốc đã pha tưới vào gốc cây.

    1. Thu hoạch:

    Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, vỏ quả hơi sù sì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen (trừ giống có hạt màu đỏ) thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều, tránh thu hoạch vào đúng giữa trưa khi trời quá nóng. Không cắt trụi hết cành lá của cây vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nảy lộc vụ sau. Đối với những cây nhãn có tình trạng sinh trưởng khỏe hoặc đối với những giống chín sớm, cắt chùm quả có kèm theo một đoạn cành quả chỗ có lá mọc sít nhau. Đối với những cây nhãn có tình trạng sinh trưởng yếu hoặc đối với những giống chín muộn, cắt chùm quả không kèm theo lá của cành quả. Khi thu hoạch quả, nên có thang và sử dụng kéo cắt chùm quả để tránh gãy cành

     

     

     

    TRUNG TÂM CÂY GIỐNG

    ĐỊA CHỈ : TT TRÂU QUỲ , GIA LÂM , HÀ NỘI

    SĐT: 0334451026

    CHÚC BÀ CON CÓ MỘT MÙA MÀNG BỘI THU !