Đồng Nai: “Liều” trồng trái đặc sản ngọt như đường trên đất pha cát, anh nông dân lời tiền tỷ mỗi năm

Đồng Nai: “Liều” trồng trái đặc sản ngọt như đường trên đất pha cát, anh nông dân lời tiền tỷ mỗi năm

Là chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp, mê đặc sản quýt đường, anh Nguyễn Duy Sáu (xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) mạo hiểm dốc vốn trồng quýt đường trên đất pha cát và lời tiền tỷ mỗi năm.

Hiện, anh Nguyễn Duy Sáu (ã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) trồng quýt đường với diện tích 2ha.

Đồng Nai: Mạo hiểm trồng trái đặc sản ngọt như đường trên đất pha cát, anh nông dân lời tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 1.

Thu hoạch quýt đường tại vườn anh Sáu (xã Sông Ray, Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Ảnh: Trần Đáng.

Nhọc công trồng quýt đường VietGAP

Tại Đồng Nai, đặc sản quýt đường nổi tiếng được trồng ở xã Thanh Sơn (huyện Định Quán) bởi chất lượng thơm ngon.

Thế nên, việc anh Sáu đầu tư trồng quýt đường trên đất pha cát ở xã Sông Ray được nhiều nông dân tại đây cho là thất sách. Bởi, không ăn theo được thương hiệu quýt đường Thanh Sơn lại nhiều rủi ro ở vùng đất mới.

Tuy nhiên, theo anh Sáu, trồng quýt đường trên đất cát pha sinh trưởng mạnh, lại ít sâu bệnh.Anh Sáu cho biết, đất pha cát có ưu điểm độ mát cao, xốp, thoáng khí. Nhưng, loại đất này rất dễ mất nước nên phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây quýt đường để cây phát triển tốt.

Chính vì điều này, anh Sáu quyết định trồng cỏ dưới gốc cây quýt đường để tránh ánh nắng trực tiếp, tạo độ mát, tăng độ ẩm trong đất và giảm nhiệt độ trong vườn.

Đồng Nai: Mạo hiểm trồng trái đặc sản ngọt như đường trên đất pha cát, anh nông dân lời tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Duy Sáu (xã Sông Ray, Cẩm Mỹ, Đồng Nai) dốc vốn trồng quýt đường trên đất pha cát. Ảnh: Trần Đáng.

Đồng thời, anh Sáu lắp đặt hệ thống tưới phun sương để tưới liên tục cho vườn cây, vừa tiết kiệm nguồn nước vừa giảm công lao động.

Cũng theo anh Sáu, mặc dù trồng quýt đường mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng khá nhọc công chăm sóc.

  • Tiền Giang: Nông dân trồng cây đặc sản thơm như dứa, chưa cho trái thương lái đã đặt mua giá cao

Do trồng quýt đường VietGAP trên đất pha cát, nên anh Sáu phải cải tạo lại đất.

“Với vùng đất pha cát, muốn trồng quýt đường phát triển bền vững, phải dùng phân hữu cơ kèm phân bón sinh học”, anh thổ lộ.

Mỗi tháng, anh Sáu phải bón phân 1 lần và canh theo việc phát triển của trái quýt đường.

Nếu trái quýt đường nhỏ, anh giảm bón kali, tăng DAP để cây phát triển bền vững.

Ngoài ra, để cây quýt đường cho tán rộng, trái sai trĩu cành, anh Sáu phải chăm tỉa cành.

Đồng Nai: Mạo hiểm trồng trái đặc sản ngọt như đường trên đất pha cát, anh nông dân lời tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 4.

Đặc sản quýt đường có vỏ mỏng xanh bóng, múi mọng ngọt. Ảnh: Trần Đáng.

Trồng quýt đường lời tiền tỷ mỗi năm

Nhờ chăm sóc đúng bài bản, vườn quýt đường của anh Sáu phát triển rất tốt.

Anh Sáu cho biết, trồng quýt đường theo hướng sạch, quýt cho thu hoạch quanh năm, nhưng chính vụ từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch.

“Mặc dù, năng suất quýt đường hữu cơ không cao như trồng thường, nhưng và giá cao gần gấp đôi. Cái lợi nữa là cây quýt đường sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh, quả to đều, mẫu mã cũng đẹp hơn”, anh Sáu chia sẻ.

Hàng năm, vườn quýt của anh cho thu hoạch gần 100 tấn đặc sản quýt đường.

Với giá bán dao động 20.000 – 25.000 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh Sáu lời hơn 1 tỷ đồng/năm.

Đồng Nai: Mạo hiểm trồng trái đặc sản ngọt như đường trên đất pha cát, anh nông dân lời tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 5.

Vườn trồng quýt đường của anh Sáu luôn trĩu quả. Ảnh: Trần Đáng.

Trái quýt đường có vỏ mỏng xanh bóng, múi mọng ngọt. Đặc sản quýt đường đã đưa nhiều nông dân chân lấm tay bùn ở Đồng Nai lên hàng “đại gia

Tin Liên Quan