Giá trị vàng của cây Ngân Hạnh

Giá trị vàng của cây Ngân Hạnh


Cây Ngân Hạnh là một trong những loại thực vật có nhiều ứng dụng trong đời sống, hầu hết các bộ phận của cây Ngân Hạnh như lá, quả. Thân cây.. đều có tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Ngoài ra cây Ngân Hạnh là một trong những cây công trình được trồng khá phổ biến trên thế giới.
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về tác dụng của cây Ngân Hạnh trong đó lá và quả (hạt) cây Ngân Hạnh được sử dụng khá phổ biến trong y học.

Lá cây Ngân Hạnh:

– Lá cây Ngân Hạnh có chứa các hoạt chất như GinKgolavongly – cosdes, Ginkgolides, bilobalide, Bilobol, Anacardic Acid, Cadanol, Bilobetil, GinKgetin, Isogin Kgentin, Sciadeppity, PAF…
– Chất GinKgoflavonoids dùng để điều trị bệnh tuần hoàn huyết quản não, giảm cholesterol trong máu, thông huyết quản, tăng cường tuần hoàn máu.
– Chất Platelet – Aclivating Factor, Terpene và InKgolides giữ vai trò đồng hồ sinh học, chống gây nghẽn mạch máu não, ngăn chặn sự tổn thương não và tăng cường lượng máu vào não.
– Chất PAF – Antagonist có tác dụng ngăn cản sự sản sinh Protalandi, dùng để phòng và điều trị bệnh dị ứng.
Chất Bilobalide đang được nghiên cứu để điều trị các bệnh về thần kinh (được coi là thuốc biệt dược).
– Ngoài ra, lá cây Ngân Hạnh còn được dùng làm thuốc chữa bệnh ho, hen xuyễn, khử đờm, thuốc bổ phổi… rất có công hiệu.
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghiệp dược phẩm sử dụng lá cây Ngân Hạnh để chế biến thuốc và tại các nước phương Tây như Đức, Pháp, Mỹ… có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về lá cây Ngân Hạnh.

Quả (hạt) cây Ngân Hạnh:

Hạt Ngân Hạnh chứa 55% nước, 35% Hydrat Cacbon, 5% Albumin (protein); 1,7% mỡ béo; 1,2% xenlulo thô. Hạt Ngân Hạnh chứa rất nhiều thành phần Carotin, 40mg vitamin C, canxi, kali, phosphorics (vitamin B1, B2).
Ngoài ra Ngân Hạnh còn chứa Ergosterol – mô thể của lecitin và Acid asparagine, vitamin D – mô thai của tổ chức thần kinh có tác dụng làm tăng cường tổ chức xương. Ergosterol rất tốt cho điều trị bệnh tuần hoàn như bệnh hen suyễn, thiếu máu não, suy nhược thần kinh.
Hạt Ngân Hạnh có thể xào, chiên hoặc chế biến chung với các loại thịt bò, dê, lợn để được những món ăn ngon miệng, làm đồ hộp, nước uống, rượu các loại, làm bánh, làm tương, chế biến trà rất ngon và bổ dưỡng.
Ngoài các tác dụng kể trên, cây Ngân Hạnh được ứng dụng trong trang trí cảnh quan: trồng hai bên đường phố, cắt tỉa tạo hình bonsai. Hình chiếc lá cây Ngân Hạnh cũng đi vào mọi mặt đời sống từ họa tiết trên quần áo, đồ trang sức, hoa văn trong điêu khắc và cả họa tiết trang trí trên các ô cửa sổ, cửa chính, cổng nhà…
Quả thật hiếm có loài cây nào như cây Ngân Hạnh – mọi bộ phận trên cây Ngân Hạnh đều gắn bó với cuộc sống của con người.

Tin Liên Quan