Giống cây Na rừng
Tên khoa học: Kadsura coccinea
Tên gọi khác: Na rừng, tứn khửn, na dây, dây xưn xe, re pa, po po, cây nắm cơm, ngũ vị tử nam …
Mô tả cây Na rừng:
Cây thân leo, lá hình bầu dục thường mọc trong rừng sâu và có độ phủ tán trên 40%, ở độ cao từ 150 – 1200m so với mặt nước biển. Dây leo dài 15- 20 m, lá thuôn như lá na nhà, hoa nhỏ. Cây Na rừng thường mọc cùng những cây thân cao, to, vì sống leo bám vào cây to hay bụi khác để vươn và phát triển.
Cây Na Rừng
Quả na rừng rất nhiều hạt, hạt khi quả chín cũng đen và nhỏ, thịt quả màu đỏ. Quả na rừng khi chín rất thơm và sóc rất hay tìm để ăn. Đây cũng là một trong 3 vị thuốc trong bài thuốc “Tứn khửn”, bài thuốc chữa yếu sinh lý nổi tiếng của đồng bào dân tộc Sơn La. Dễ thân cây na rừng cũng có giá trị rất lớn trong Đông Y.
Na rừng được thấy ở các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên , Yên Bái, Sơn La, Bắc giang, Lạng Sơn ..
Thành phần hóa học của Na rừng:
Tại Việt Nam chưa có tài liệu nào nghiên cứu về cây Na rừng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc đã nghiên cứu và viết thành sách hướng dẫn cách dùng cây Na rừng. Tại huyện Yên Thế các lương y và các đồng bào dân tộc dùng làm thuốc thang chữa phong thấp ăn uống kém phụ nữ hãm uống sau khi sinh đẻ chống hậu sản.
Công dụng của Na rừng:
Cây na rừng có rất nhiều tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể và chữa bệnh. Rễ cây, thân cây và quả của cây na rừng đều có tác dụng chữa bệnh.
Quả Na Rừng
Quả na rừng có thể trị phong thấp, hay làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ, giúp điều hòa khí huyết, hồi sức. Ngoài ra, quả na rừng đem ngâm rượu có thể trở thành bài thuốc bổ dương rất hiệu quả, mà người Mông hay gọi là rượu Tứn khửn – “thần dược phòng the”.
Rễ cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần. Rễ dùng trị viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng; Phong thấp đau xương; Đau bụng trước khi hành kinh, hậu sản… Liều dùng, sắc 15-30g rễ khô lấy nước uống.
Múi Quả Na Rừng
Vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, giảm đau. Ngày dùng 8-16 g sắc hoặc ngâm rượu uống.
Khi hãm nước riêng vị Na rừng có vị hơi chát, dùng làm thuốc chữa các bệnh Phong tê thấp người suy nhược, đau dạ dày hành tá tràng, đại tràng ngoại thương xuất huyết, thân rễ ngâm rượi đánh gió xoa bóp vào chỗ đau nhức mỏi. Có thể dùng na rừng như một vị thuốc hành khí tiêu viêm chỉ thống, chữa đau dạ dầy tá tràng… giúp người ăn uống kém.
Cây Na Rừng Giống
Hiện nay do giá trị kinh tế cao nên loại cây này đang bị săn lùng ráo riết đến mức báo động. Na rừng là loại cây có giá trị dược liệu cao, quý hiếm và cần được bảo tồn.