- Yêu cầu sinh thái:
Nhiệt độ: Cam Dekopon có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC. Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và phát triển của trái.
Ánh sáng: Cam Dekopon không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều ở Việt Nam).
Đất đai: Đất trồng cam Dekopon phải có tầng canh tác dày 0,5-1m. Đất thịt pha, thông thoáng,thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp.
- Kỹ thuật trồng
- Thời vụ trồng:
Có thể trồng quanh năm, đầu hoặc cuối mùa mưa (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).
- Chuẩn bị đất trồng:
Khoảng cách trồng: Cây cam nên trồng khoảng cách 3m x 4m
Kích thước hố: 40 x 40 x 40, hoặc 60 x 60 x 60.
Bón phân vào hố: Bón lót: 10-15kg phân chuồng hoai mục +300g Lân nung chảy (super lân) + 200g BACTE 55 (BACTE 45)+ 250g BACTE-PHYTOP + 0,3 – 0,5 kg Vôi bột.
Cho tất cả các lượng phân trên vào hố và trộn đều với đất trong hố trồng, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng 2 -3cm để khoảng 12 – 15 ngày mới tiến hành trồng cây con.
- Bón phân:
Cây cam Dekopon cần bón nhiều phân cân đối và đủ các nguyên tố NPK, trung vi lượng thì cây mới sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và cho năng suất cao. Vì vậy, chúng ta nên bón theo hướng hữu cơ sinh học bền vững (phân bón vi sinh, phân bón sinh học) kết hợp với vô cơ trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Thời kỳ bón:
Thời kỳ KTCB
Mỗi năm nên bón một lần 15-20 kg phân chuồng; 0,2-0,3 kg lân nung chảy; 0,2 kg vôi bột vào cuối mùa sinh trưởng của cây (từ tháng 11 – 01 năm sau)
Năm 1: 0,2-0,3 gr BACTE 55 (BACTE 45) + 100-200g BACTE KALI 50 / cây/ năm.
Năm 2: 0,3 –0,4 kg BACTE 55 (BACTE 45) + 0,2–0,3 kg BACTE KALI 50 / cây/ năm.
Năm 3: 0,4 – 0,5kg BACTE 55 (BACTE 45) + 0,3 – 0,4kg BACTE KALI 50 / cây/ năm.
Ghi chú: trong thời kỳ KTCB với lượng phân bón trên được chia làm 4-6 lần bón/ năm.
Phun phân qua lá Bacte 01; Bacte 02; Bacte MagieBo trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Thời kỳ kinh doanh (năm thứ 4 trở đi)
Sau khi thu hoạch: ta tiến hành loại bỏ tất cả những chồi cành già cỗi, sâu bệnh, những cành trong ốm yếu không có khả năng cho trái. Dọn vệ sinh sạch sẽ dưới gốc cây và tiến hành bón phân , lượng phân bón cho giai đoạn này như sau:
Phân chuồng hoai mục 25-30 kg + 0,5 kg lân nung chảy (lân super) + 05 kg vôi bột + 0,3 – 0,6 kg Bacte 55 + 0,3 – 0,4 kg Bacte Phytop/ cây
Trước ra hoa: 0,3 – 0,4 kg BACTE 55 (BACTE 45)+ 0,2 – 0,3 kg BACTE KALI 50 + 0,3 – 0,4 kg BACTE – PHYTOP/ cây.
Sau khi đậu quả: 0,3 – 0,4 kg BACTE 55 (BACTE 45)+ 0,3 – 0,4 kg BACTE KALI 50 / cây.
1 tháng trước khi thu hoạch: 400-500g BACTE KALI 50/ cây.
Thời kỳ này nếu cây cho trái nhiều chúng ta có thể bổ sung phân Sunfat Đạm và Sunfat Kali để đủ lượng dưỡng chất cho trái phát triển lớn đẹp và cho năng suất cao.
Phun phân qua lá Bacte 01; Bacte 02; Bacte 03; Bacte MagieBo trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây
Cách bón: Dựa theo chiều cao của tán cây mà cuốc rãnh xung quanh gốc sâu 5-7cm, rộng 25-30cm, cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.
Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúp nhẹ lớp đất xung quanh cây theo hình chiếu của tán, và phải cách gốc 50 cm. Hoặc có thể rải phân thẳng lên mặt liếp, tốt nhất là tưới đẫm liếp trước, sau đó mới bón phân
- Tưới nước:
Sau trồng tưới ướt đẫm đất, Sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 – 7 ngày tưới 1 lần. Thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ gốc cam.
- Xử lý phòng ngừa sâu bệnh:
Hàng năm nên quét vôi, xử lý thuốc trừ nấm bệnh ở gốc.
Tránh tưới nước, bón phân thẳng vào gốc.
Cần phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh các đợt đọt non và giai đoạn mang trái.
Để hạn chế các mầm bệnh từ nấm trong đất gây hại bộ rễ (nhất là trong mùa mưa có độ ẩm cao) nên dùng BACTE-PHYTOP bón vào gốc, trung bình 1-1,5 kg/ cây/ năm và chia làm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Phát hiện sớm những cây có triệu chứng bệnh Greening để kịp thời loại bỏ.
Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:
5.1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella ): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên.
*Phòng trị: Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non . Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định.
5.2. Rầy mềm(Toxoptera sp): thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi.
*Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như: Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).
5.3. Rầy chổng cánh (diaphorina citri Kuwayama).
*Tác hại của rầy chổng cánh
Là côn trùng truyền bệnh vàng lá greening trên cây cam.
Trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non,làm đọt non bị chết.
* Phòng trừ rầy chổng cánh
Trồng cây chắn gió bao xung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến, vành đai chắn gió có thể là các loại cây như: dương, bình linh lá.
Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung, để xịt thuốc trừ rầy.
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.
Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá trong vườn đem tiêu hủy để loại trừ nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe. Trước khi hủy, phun thuốc để loại trừ rầy chổng cánh bay sang các cây khác lân cận đó.
Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý. Thiên địch: Rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một so thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm.
Phun các loại thuốc hóa học: Applaud 10wp, Applaud mipc, Trebon 10EC, Bassa 50EC
5.4. Sâu đục thân, cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang.
*Phòng trừ: cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Dùng thuốc cypermap 25EC, Map permethrin 50EC…), có thể rải ít Basudin 10 H, dùng móc sắt bắt sâu.
5.5. Nhện đỏ, nhện trắng: Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái. Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết hợp với Dầu khoáng. Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND… (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu khóang DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)…
5.6. Bệnh Bồ hóng: Bệnh thường xuất hiện nơi râm mát, và đây là bệnh kế phát sau khi có sự hiện diện của côn trùng họ chích hút. Nấm phát triển trên bề mặt lá, cành non, tạo thành lớp dày che kín cả mặt lá, thân, trái. Hạn chế sự phát triển của nhóm côn trùng họ chích hút, bằng các loại thuốc đặc trị cho từng nhóm côn trùng chích hút ấy. Dùng máy phun nước lên tán cây rửa trôi các chất thải của côn trùng họ chích hút thải ra. Hạn chế sử dụng phân bón qua lá. Phun thuốc trị khi bệnh nặng: Copper B 75 WP, Derosal 60 WP, Kumulus 80 DF, Champion 77 WP với nồng độ 0,2-0,5% hoặc Chlorine 0,04%, phun 7-10 ngày/lần.
5.7. Bệnh loét (Canker): do vi khuẩn(Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Ban đầu lá, trái cành đều bị nhiễm, dễ thấy nhất trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh sậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái, chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng vàng.
*Biện pháp phòng trị: Cắt bỏ, tiêu hủy những cành, lá bệnh, vệ sinh nghiêm ngặt kể cả quần áo công nhân làm vườn.
-Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc,Kasuran BTN(1,5-2%), hoặc Zineb 80 BHN(1/500-1/800) ở giai đoạn cây chờ đâm tượt ra hoa và sau đó khi 2/3 hoa đã rụng cánh và tiếp tục phun định kỳ 2 tuần/lần cho đến khi trái chín.
-Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt (nước: 5nóng:5 lạnh) trong 20 phút.
5.8. Bệnh vàng lá Greening: do vi khuẩn gram âm tên là Liberobacter asiaticum (châu Á) sống trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc do rầy chổng cánh truyền qua.Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó làm thiệt hại đến năng suất, phẩm chất trái.
Bệnh mang tính hủy diệt vì không có tổ hợp gốc ghép-mắt ghép nào kháng được.
Triệu chứng: lá vàng lốm đốm là điển hình nhất của bệnh (chứa nhiều vi khuẩn) song các triệu chứng đi kèm như vàng lá gân xanh (thiếu Magie), vàng lá thiếu Mangan cũng dể dàng tìm thấy. Cần lưu ý gân lá vẫn xanh, trong khi nếu lá vàng gân vàng thì lại điển hình hơn của bệnh do nấm Phytophthora.
Trung gian truyền bệnh: Côn trùng truyền bệnh vàng lá Greening là rầy chổng cánh Diaphorina citri, Kuwayama hút và truyền vi khuẩn từ cây này sang cây khác.
Phòng trị: Không có thuốc trị bệnh mà chỉ có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ và có tính cách rộng rãi trong vùng mới có hiệu quả cao.
Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy kể cả cây kiểng nguyệt quới, dây tơ hồng chung quanh gần vườn sau khi đã phun thuốc trừ rầy chổng cánh.
Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh, nên trồng thưa và có cây chắn gió bảo vệ trong và ngoài.
Sử dụng thuốc hóa học như Applaud 10BHN, Applaud MIPC 25% BTN, Bassa, Trebon,…Phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng (nếu không sử dụng được biện pháp thiên địch một cách có hiệu quả).
5.9. Bệnh thối gốc chảy nhựa: do nấm Phytopthora sp gây ra.
*Triệu chứng: Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ mảnh, rể ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Nấm gây bệnh này cũng làm thối trái, nhất là trái ở gần mặt đất và thường thấy ở các vườn trồng dầy.
*Phòng trừ: Chọn gốc ghép chống chịu bệnh như cam ba lá, Cam chua,…đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác hay bồi bùn lấp gốc, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1% hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper B,…Thu gom, rải vôi và chôn sâu các trái rụng do bệnh là biện pháp quan trọng để hạn chế sự lây lan. Bón phân BACTE – PHYTOP (1-2kg/ cây/năm) phòng được bệnh thối gốc chảy nhựa.
CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG!
Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGAP
Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Phố Nguyễn Mậu Tài – Đường Ngô Xuân Quảng – TT Trâu Quỳ -Gia Lâm – HN
Liên hệ Ks. Nguyễn Nhung 0978073003
Email: nguyenthihuyentrang2002ckpt@gmail.com
Website chính: https://viencaytrongtrunguong.com/
CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU