Cây Sim: Phân loại, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây sim thường được biết đến là một loại cây dại, mọc nhiều ở vùng đồi núi nước ta, tuy nhiên hiện nay đã dần trở nên phổ biến ở các khu vực thành thị, thậm chí nó còn trở thành giống cây được săn lùng nhiều trong thời gian gần đây. Vậy cây sim có đặc điểm gì, công dụng, ý nghĩa và cách trồng của nó ra sao? Hãy để Khu Vườn Xanh giải đáp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm cây Sim
Cây sim thuộc loài cây thân gỗ, có những đặc trưng riêng về thân, lá, cành. Loại cây này còn có thể ra hoa và kết trái, quả sim cũng là một món ăn ngon mà rất nhiều người dân đặc biệt là trẻ em yêu thích. Tuy nhiên chúng thường dễ bị nhầm lẫn với cây mua vì có một số đặc điểm hình thái tương đối giống nhau.
Sim rừng có nhiều tên gọi khác nhau, tùy thuộc vào từng địa phương, một số cái tên thường được sử dụng như đào kim cương, dương lệ, nẫm tử, cương nẫm,… Ngoài ra cây còn có tên tiếng anh là Rose myrtle, Downy myrtle, Isenberg bush, thuộc họ hương đào (Myrtaceae). Nguồn gốc ban đầu thuộc vùng Nam Á và Đông Nam Á, phân bố ở các nước như Ấn Độ, Philippines và Indonesia.
Cây sim (Rose myrtle) là giống cây mọc nhiều ở vùng đồi núi Việt Nam
Tại Việt Nam cây sim tím cũng đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một trong số những giống cây quen thuộc của những vùng quê. Đặc điểm hình thái của loài sim tím có phần đặc biệt hơn so với những giống cây khác hiện nay. Trong đó:
Phần thân: Là loại cây bụi thân gỗ nhỏ. Đối với những giống cây mọc dại, sim tím có thể đạt chiều cao lên tới 2m. Ngược lại khi được trồng làm cảnh loại cây này có thể đạt khoảng 1m – 1,5m.
Phần lá: Lá sim có màu xanh lục, lá đơn và mọc đối xứng nhau, phần lá thường có lông ngắn dày. Màu của lá sẽ chuyển sang xanh sẫm khi gần hết mùa và chuyển sang vàng tùy vào thời tiết. Thông thường cuống lá của cây khá dài, phần lá có kích thước từ 5 – 9cm.
Phần hoa: Hoa sim có một màu duy nhất là tím, mọc thành chùm lẻ hoặc chùm 3 ở kẽ cuống lá. Khi nở sẽ rõ 5 cánh, cánh hoa mỏng, nhụy hoa vàng tươi. Mùa hoa nở rộ nhất là vào tháng 6 – 8 (mùa hè).
Phần quả: Quả sim có thể ăn được và có vị chua ngọt kèm thêm chút chát tương đối đậm đà. Là dạng quả mọng, khi chín có màu tím đen, lớp vỏ mỏng. Kich thước quả tương đối nhỏ, phần thịt bên trong có nhiều hạt.
2. Cây sim có mấy loại?
Trước đây sim chỉ có một loại duy nhất chính là cây sim rừng, tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện nhiều giống cây khác nhau. Bao gồm cả cây dùng để làm cảnh, trang trí,…
Cây sim rừng
Cây sim rừng là giống cây phổ biến và được nhiều người biết tới nhất, thường phân bố ở những khu vực như vùng đồi, núi cao. Có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đồng thời có nhiều công dụng khác nhau trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
Sim rừng có thể phát triển tối đa lên tới hơn 2m
Cây được sử dụng với mục đích chính là làm cảnh, trang trí cho không gian ngôi nhà. Đặc điểm của loài cây này là ưa nắng, do đó phù hợp nhất để đặt tại ban công, sân vườn,… So với sim thái và sim rừng, cây sim cảnh có kích thước không quá lớn và có thể dễ dàng di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau.
Cây sim cảnh có kích thước khá nhỏ
Cây Sim thái
Sim thái có đặc điểm gần giống với các loại sim rừng, tuy nhiên giống cây này được dùng chủ yếu với mục đích trang trí, được đặt trong văn phòng hoặc ban công nhà ở. Một trong những điểm nổi bật nhất của sim thái chính là ý nghĩa phong thủy và công dụng chữa bệnh theo Đông Y.
Giống cây sim Thái
Sim nếp / sim tẻ
Đây là giống cây thường hay bị nhầm lẫn với sim tẻ, phần lá của loại cây này khá nhỏ, hoa nhiều. Khi ra hoa, phần hoa của cây sim nếp khá nhỏ nhưng lại có phần quả to, ít hạt, phần thịt nhiều và rất ngọt. Do đó, người ta thường trồng sim nếp để lấy quả là chủ yếu, quả của chúng có thể sử dụng để ngâm rượu.
So sánh với sim nếp, sim tẻ có nhiều điểm khác biệt như phần lá lớn hơn, màu sắc nhạt hơn. Thời điểm nở, hoa của chúng có phần lớn hơn tuy nhiên quả sẽ nhỏ và chát hơn so với sim nếp. Do đó, giống cây này chủ yếu được trồng để làm cảnh.
3. Công dụng của cây sim
Cây sim tím có nhiều công dụng, nhất là đối với sức khỏe của con người. Do đó, hiện nay loại cây này còn được trồng với mục đích thương mại, mang lại giá trị kinh tế cao.
Công dụng làm cảnh: Sim tím có thể được trồng với mục đích làm cảnh, bạn có thể đặt chúng ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Trong đó phù hợp nhất là ở những khu vực đón nắng và thoáng gió như ban công, tiểu viện hoặc sân vườn.
Công dụng bảo vệ môi trường: Khi trồng sim trong nhà, loài cây này có thể hấp thu những không khí có hại, bụi và giúp không khí trở nên trong lành hơn. Nhất là trong nhà có nhiều khói thuốc lá, trồng sim có thể giúp lưu thông và điều hòa không khí hiệu quả hơn.
Công dụng tốt với sức khỏe: Một điểm khá đặc biệt của cây sim chính là tất cả các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để làm dược liệu. Nó có công dụng chính trong việc chữa đau đầu. tiêu chảy và cầm máu. Đặc biệt là quả sim khi chín có vị ngọt, có thể ăn được và thường được dùng để ngâm rượu.
Quả sim tím có nhiều công dụng như chữa bệnh, làm cảnh
Quả sim tím có nhiều công dụng như chữa bệnh, làm cảnh
4. Ý nghĩa của cây sim
Sim tím là loài cây tượng trưng cho sự thủy chung, tình yêu chân thành và sắt son. Đồng thời nó còn là biểu tượng của sự mộng mơ, thuần khiết, ngại ngùng trong tình yêu đôi lứa. Ngoài ra cây sim tím còn mang lại sự may mắn và hạnh phúc cho cặp đôi, hôn nhân gia đình. Trong thời cổ đại hoa sim tím mang ý nghĩa tượng trưng cho hòa bình, quyền lực, sức mạnh và sự toàn vẹn.
Trồng sim làm cảnh trong nhà, ban công, trong sân hay khu vực tiểu viện đã trở nên quen thuộc với nhiều gia đình. Loài cây này vừa mang lại tác dụng trang trí không gian, vừa làm sạch không khí. Đồng thời là loài cây lành tính do đó thu hút được rất nhiều loại ong bướm khác nhau, làm tăng thêm cảnh quan và sự sinh động cho ngôi nhà. Do đó nếu đang phân vân có nên trồng sim trước nhà hay không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể.
5. Cách nhân giống cây sim rừng
Để nhân giống cây sim tím, bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong ba phương pháp gieo hạt, giâm cành hoặc chiết cành.
Gieo hạt sim
Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến, bạn cần chọn hạt giống có chất lượng cao. Nên mùa quả sim khô về sau đó tách lấy hạt cho vào nước, chuẩn bị đất trồng và vớt hạt sim ra. Tiếp theo gieo hạt sim vào đất và đợi cho đến khi nảy mầm thì tách thành các bầu ươm khác nhau.
Giâm cành sim
Phương pháp này sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với gieo hạt. Bạn cần chọn cành sim để giâm từ cây mẹ. Sau đó cắt bỏ phần vỏ của cây, dùng kem liền sau bôi vào vết cắt. Lấy đất cát ướt cho vào lọ và cắm cành giâm vào. Trùm túi nilon lên và buộc chặt.
Chiết cành sim
Đây là phương pháp phổ biến áp dụng trên nhiều loại cây trồng, bạn cần chọn cành sim bánh tẻ, khoanh vỏ quanh cành, sau đó cho đất mùn trộn xơ mủn ẩm đã chuẩn bị sẵn bao bọc quanh vết cắt. Tiếp tục dùng túi li nông buộc chặt bên ngoài. Chú ý tưới đều nước và giữ độ ẩm sau 1 tháng tại chỗ chiết cành cây sẽ ra rễ non, chờ rễ già là bạn có thể cắt cành đưa ra ngoài đất trồng
Nhân giống cây sim bằng phương pháp chiết cành khá hiệu quả
6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sim rừng
Bên ngoài tự nhiên cây Sim rừng sinh trưởng rất khỏe và sai hoa quả, tuy nhiên trong môi trường trồng chậu cây sẽ bị hạn chế về dinh dưỡng và không gian. Nếu bạn đang có ý định trồng sim tím để làm cảnh có thể tham khảo một số bí quyết chăm sóc dưới đây để giúp cây phát triển tốt nhất:
Chuẩn bị đất: Mặc dù là loài cây dễ sống, nhưng bạn cũng cần chuẩn bị đất có đầy đủ chất dinh dưỡng, tơi xốp, không sâu bệnh. Có thể trộn đất với phân hữu cơ hoặc giá thể trấu, mùn,…Nếu trồng trong chậu cần có đủ lỗ thoáng nước.
Chọn giống: Bạn có thể dùng các bầu giống được lấy từ hạt hoặc dùng phương pháp giâm cành. Tuy nhiên phải đảm bảo được sự khỏe mạnh của cây giống cũng như tránh các trường hợp khô rễ, héo lá.
Kỹ thuật trồng: Khi trồng cây không nên nén quá chặt phần đất, thời gian trồng thích hợp nhất là buổi sáng sớm hoặc triều tới. Cần phủ kín đất lên phần rễ của cây để tránh cây bị chết sau khi cắm.
Nước: Cần tưới nước đầy đủ 2 – 3 lần/ngày, nhất là thời điểm mới trồng. Sau khi cây đã ổn định có thể giảm xuống khoảng 1 lần/ngày.
Bón phân: Nên bón phân hữu cơ thường xuyên, vào các khoảng thời gian giao mùa hoặc thời điểm ra hoa. Nếu thấy dấu hiệu cây vàng lá cũng cần bón phân đầy đủ để khắc phục.
Phòng sâu bệnh: Hầu hết các loại sim hiện nay đều rất ít gặp phải tình trạng sâu bệnh, do đó nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh tùy vào mức độ.
Tỉa cành: Trong trường hợp cây mọc quá tốt, bạn hãy tiến hành tỉa cành, cắt lá. Nên tỉa những cành xòe ra ngoài nhiều cũng như những cành lá vàng.
7. Hướng dẫn mua hàng và vận chuyển:
-Phương thức thanh toán tiền mua cây giống
Thanh toán bằng tiền mặt: trực tiếp tại văn phòng, vườn ươm, Bưu điện.
hoặc Thanh toán qua tài khoản:
STK: 1016155567
NGÂN HÀNG : VIETCOMBANK
CTK: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
(khi gửi khách hàng lưu ý điền số điện thoại vào mục nội dung chuyển tiền)
– Dịch vụ vận chuyển
Nếu khách hàng ở xa, chúng tôi có kèm dịch vụ vận chuyển như sau:
– Chi phí vận chuyển cây ra bến xe mỹ đình + 150.000đ cước vận chuyển.
– Chi phí vận chuyển cây ra bến xe nước ngầm, giáp bát,Gia lâm + 100.000đ cước vận chuyển.
(Khách hàng ở xa mua cây giống các loại nên cung cấp cho đơn vị số điện thoại của nhà xe khách chạy qua địa điểm gần nơi khách hàng nhất (nếu có) để đơn vị gửi cây, thuận lợi cho người nhận và đảm bảo tốt cho cây giống)
– Cam kết chất lượng
– Đảm bảo chuẩn giống đúng chất lượng sản phẩm cung cấp.
– Hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây và giới thiệu đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch.
NGOÀI CÂY SIM RỪNG RA BÊN ĐƠN VỊ EM CÒN CUNG CẤP THÊM CÁC LOẠI CÂY GIỐNG , CÂY ĂN TRÁI , CÂY CẢNH VÀ CÂY CÔNG TRÌNH
Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội
WEBSITE: https://viencaytrongtrunguong.com/
HOTLINE :0334451026 – 0865342662 – 0981996880 – 0865804321
CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU