- Thời vụ trồng và đất trồng
– Thời vụ trồng: Trồng vào đầu mùa mưa, tuy nhiên Mít Trái Dài Malaysia có thể trồng quanh năm nếu chủ động được nguồn nước.
– Bà con nên trồng mít Malaysia với mật độ khoảng 300 – 350 cây/ha, với khoảng cách giữa các cây 4 – 5m, khoảng cách giữa các hang 6 – 7m.
- Chuẩn bị đất trồng cây
– Giống cây mít trái dài Malaisia chống chịu tốt với thổ nhưỡng nghèo dinh dưỡng cũng như các hình thái khí hậu khắc nghiệt, giông bão, khô hạn nhờ sở hữu bộ rễ cắm sâu vào đất.
– Cây chỉ không thích nghi được với vùng địa hình ngập úng, nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn.
– Vì vậy khi chọn đất canh tác mít Malaysia, bà con ưu tiên trồng ở địa hình bằng phẳng thoát nước tốt và đào mương rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm tạo đường cho nước chảy.
– Sau khi xác định được vùng trồng mít, bà con tiến hành đào hố kích cỡ 0.4m x 0.4m x 0.4m và đắp mô cao 40 – 70cm.
– Nếu địa hình có độ dốc 5% thì không cần đắp mô, nếu độ dốc 7% thì cần đào hố sâu hơn khoảng 0.6m chiều sâu. – – – Sau đó, bà con trộn phân bón lót bao gồm 10 – 12kg phân chuồng hoai mục, 150 – 250g phân super lân và 0.5kg vôi bột trộn đều rồi rải vào hố, ủ một thời gian.
- Trồng và chăm sóc cây
– Sau khi cho cây con vào hố, bà con phủ đất nhẹ nhàng lên gốc cây, cắm cọc cố định cây, phủ rơm hoặc cỏ khô xung quanh gốc chống xói mòn và cỏ dại rồi tưới đẫm nước.
– Hàng ngày, bà con tưới nước cho cây 2 – 3 lần cho đến khi cây cứng cáp hơn và tưới nước định kỳ, nhất là khi quả đang lớn hoặc quả sắp chín.
- Tưới nước
– Cây con sau khi đã được trồng trong hố cần được tưới đẫm nước để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cây.
– Những ngày tiếp theo, cây mít Malaisia cần được tưới ít nhất là 2-3 lần trong một ngày cho đến khi cây cứng cáp hơn.
– Trong năm đầu tiên, các nhà vườn nên tưới nước định kỳ, đặc biệt là thời gian quả đang lớn và quả sắp chín.
– Sau đó từ năm thứ 2 trở đi, tưới cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng thời tiết khô hạn. Vì mít Malaysia là loại cây rất dễ ngập úng vào mùa mưa lũ nên các nhà vườn phải thường xuyên kiểm tra cống rãnh, độ thoát nước vào những tháng mùa mưa để tránh thiệt hại không đáng có xảy ra.
- Bón phân
– Bạn có thể bón kết hợp cả phân hữu cơ và phân hóa học cho cây mít Malaysia.
– Với phân hữu cơ sẽ bón một lượng tùy vào độ tuổi của cây, thời gian đầu có thể bón từ 5-20kg/cây/năm, đến lúc cây cho quả thì bón từ 25-40kg/cây/năm chia đều từng lần trong năm. Còn nếu dùng phân hóa học thì phải căn cứ vào yêu cầu dinh dưỡng của cây để bón cho hợp lý
– Trong năm đầu tiên kể từ khi trồng cây, cứ 1 – 1.5 tháng thì cần phải bón phân một lần, mỗi gốc bón khoảng 100 – 150g phân NPK (15:15:15). Để cây có đủ chất dinh dưỡng khi rễ cây chưa bén, bạn nên xịt thêm vào phân bón các vi lượng bổ sung như Number one hay Fetrilon-combi.
– Sang năm thứ 2 sẽ tăng lượng phân bón NPK lên 1.5 – 2kg theo tỷ lệ 2:1:2.
– Bắt đầu từ năm thứ 3 là khoảng thời gian cây cho ra quả kinh doanh, phải tăng lượng phân NPK lên thêm 0.5 – 1kg/cây, đặc biệt giai đoạn này phải bổ sung thêm phân bón Kali Sulphate (K2SO4) để quả đạt được trọng lượng tối đa. Mỗi gốc bón từ 400 – 500g kết hợp cũng phân bón lá 0 – 52 – 34 hoặc 10 – 52 – 17 phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau một tuần. Làm như vậy, bạn sẽ thu hoạch được quả chín đều, màu vàng đẹp mắt, múi thịt dai và vị thơm ngọt đậm đà.
- Cắt tỉa cho cây
– Việc cắt tỉa cho cây mít Malaisia sẽ giúp cây tăng trưởng tốt, hạn chế bị sâu bệnh phá hoại, tạo sự thông thoáng cho cây. Tuy nhiên, việc cắt tỉa chỉ nên tiến hành khi cây cao khoảng 1m trở lên.
– Trong 1-2 năm đầu khi cây chưa có quả, nên tỉa cành từ 2-3 lần/năm, còn thời kỳ cây bắt đầu tạo trái thì chỉ nên tỉa cành 1 năm 1 lần vào thời điểm thu hoạch trái. Các cành gần sát mặt đất, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành tược, cành sâu bệnh phải được cắt bỏ.
– Chỉ nên giữ lại những cành cách gốc ít nhất là 40cm mọc theo các hướng khác nhau, mỗi cành cách nhau từ 40-50cm sao cho cành cấp 1 tạo thành không quà 5 tầng. Các cành cấp 2, 3,…cũng nên được tỉa bớt cho cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất.
- Các bệnh cây mít Malaysia
– Cũng giống như các loại cây ăn quả khác, mít Malaisia cũng thường hay bị các loại sâu đục thân, đục cành, đục trái,…gây thiệt hại về quả khá nhiều. Các nhà vườn có thể phòng tránh bằng cách phun thuốc trừ sâu ở giai đoạn ra lá non, hoặc sử dụng một số loại thuốc tương ứng với các sâu bệnh như:
+ Sâu đục thân, đục cành: Sử dụng một số loại thuốc trừ sâu để xịt như: Decis 2, Cyperan 5 EC, Bian 40-50 EC, 10 EC,…
+ Sâu đục trái, ngài đục trái có thể sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng quả. Đối với loại sâu này, bạn chỉ nên dùng các biện pháp sinh học để phòng ngừa, không nên xử lý bằng thuốc vì dễ gây độc cho quả.
+ Ruồi đục trái: Diệt ruồi đực bằng các chất sinh học dẫn dụ như decis 25 ec, trebon 10 Nd,…
Rầy, rệp: hút nhựa của lá non, đọt non làm lá quăn queo, cây chậm lớn, quả dị hình, giảm khả năng quang hợp của cây. Có thể dùng các loại thuốc hóa học như Supracide 40 EC, Bassan 50 EC, Basudin 50 ec… để điều trị.
- Thu hoạch cây mít Malaysia
– Thông thường, chỉ từ sau 3 năm là cây mít Malaisia đã cho ra quả và có thể thu hoạch được. Tính từ lúc ra hoa đến lúc quả già là khoảng 5 tháng, vì thế có thể dựa vào màu sắc của quả để biết là đã thu hoạch được hay chưa.
– Quả mít có gai nở căng, màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ nghe kêu bồm bộp là chứng tỏ quả đã già, có thể thu hoạch được. Thu hoạch bằng cách cắt cuống ngang quả.
– Thông thường, một cây mít Malaysia có thể cho 250 quả hàng năm vào giai đoạn này. Trọng lượng của quả khác nhau tùy theo loại. Mỗi quả mít có thể nặng tới 50 kg.
BÊN EM NGOÀI CÂY MÍT TRÁI DÀI MALAYSIA THÌ CÒN CUNG CẤP THÊM CÁC LOẠI CÂY GIỐNG , CÂY ĂN QUẢ , CÂY CẢNH , CÂY CÔNG TRÌNH .
Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội
WEBSITE: https://viencaytrongtrunguong.com/
HOTLINE – 0981996880 – 0865804321 – 0334451026 – 0865342662
CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU